Khấu hao tài sản cố định – Phần 2: TSCĐ không sử dụng

Image

(Hình minh họa từ Internet)

Một người bạn của mình đã có một câu hỏi rất hay sau khi đọc xong phần 1 bài Khấu hao tài sản cố định. Vậy nếu tôi có TSCĐ, nhưng nếu vì một lý do nào đó mà tài sản không được đưa vào sử dụng thì có được tính khấu hao không? Tài sản ko sử dụng thật đấy nhưng để không thì cũng bị hao mòn vật lý và tụt hậu về công nghệ (mà người ta vẫn hay nói là “obsolete”). Tôi sẽ tính khấu hao chứ hay sẽ “nhắm mắt làm ngơ”?

Câu trả lời là có, khấu hao vẫn phải trích kể cả khi TSCĐ không đưa vào sử dụng trong mọi trường hợp!

Chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ IAS 16 viết “the depreciation does not cease when the asset is unused or has retired from active use, unless it is repaid in full” (Khấu hao TSCĐ vẫn được tính khi TSCĐ không sử dụng hoặc dừng hoạt động, trừ khi đã khấu hao hết)

Thông tư 203/2009/TT-BTC, điểm 1, điều 9, có nói “tất cả các TSCĐ hiện có của DN đều phải trích khấu hao trừ các trường hợp sau đây: a, b, c, d…” Trong các trường hợp a, b, c, d… này không có trường hợp nào đề cập đến TSCĐ không đưa vào sử dụng hoặc tạm ngừng hoạt động. Việc tính khấu hao này, rõ ràng đảm bảo mục đích của Khấu hao là lượng hóa những hao mòn vật lý và lạc hậu của tài sản.

Tuy nhiên, (vẫn có “tuy nhiên”), kế toán cần phải có một cái đầu “tỉnh” khi xác định chi phí hợp lý, hợp lệ để tính thuế TNDN. Tại tiết a, điểm 2.2, Mục IV, phần C, thông tư 130/2008/TT-BTC lại nói các chi phí khấu hao của TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh KHÔNG được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Tức là chi phí này sẽ bị loại ra, trừ khi tài sản này tạm dừng trong thời gian ngắn hạn dưới 12 tháng (đây là điểm mới được Bộ Tài Chính chính thức cho phép trong Công văn 10589/BTC-TCT ngày 12 tháng 8 năm 2010).

Túm lại, kế toán phải hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ cho tài sản không sử dụng vào chi phí của DN nhưng khi tính thuế TNDN thì phải loại bỏ chi phí này ra trừ khi TSCĐ tạm dừng trong thời gian ngắn dưới 1 năm.

Câu chuyện có vậy mà quả là phức tạp! Hãy là những người kế toán “thông thái” nhé! 🙂

———————————————————————-

Tài liệu tham khảo:

– IAS 16 – Property, Plant and Equipment

– Thông tư 203/2009/TT-BTC về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

– Công văn 10589/BTC-TCT ngày 12 tháng 8 năm 2010

4 thoughts on “Khấu hao tài sản cố định – Phần 2: TSCĐ không sử dụng

  1. Thanks vì thông tin rất hữu ích trên, cũng là gỡ rối nhiều cho kế toán doanh nghiệp. Khấu hao là mục mà trên lý thuyết tưởng như rất đơn giản nhưng khi vào thực tế thực hiện thì va vấp vào rất nhiều vấn đề làm kế toán lúng túng: làm như thế có đúng không? nếu đúng hay sai thì có thể căn cứ trên quy định nào để xác đinh?

  2. Chào bạn, mình có một thắc mắc muốn hỏi cty mình mua tscd tháng 5 và đã đưa vào sdung từ tháng 5 nhg đến tháng 6 mới có hóa đơn vậy mình sẽ nghị nhận tăng Tscđ theo ngày nào?????

  3. chào bạn, mình vẫn chưa hiểu lắm về vấn đề này. Ví dụ như công ty của mình mua tscd từ tháng 2 nhưng đến tháng 6 mới đưa vào sử dụng, đến tháng 9 chưa khấu hao hết nhưng k sử dụng, đến cuối tháng 12 công ty mình bán tscđ. Vậy khoảng thời gian trích khấu hao là từ t6 đến t12 đúng không ạ?

Leave your comment